Chú thích Hoài Nam ca khúc

  1. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ghi Hoàng Quang mất năm 1801. Tuy nhiên, Từ điển văn học và Văn học thế kỷ 18 đều ghi là không rõ.
  2. Văn học thế kỷ 18 (tr. 1004). Theo đây, có thể suy đoán Hoài Nam ca khúc có lẽ được viết xong trước khi chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm Phú Xuân (tháng 6 năm 1801).
  3. PGS. Nguyễn Thạch Giang không ghi rõ số báo và năm phát hành.
  4. Chánh quân: giúp vua làm đúng chánh đạo. Y là Y Doãn, Châu là Chu Công Đán. Nguyên câu này có nghĩa Quốc phó Trương Phúc Loan, bề ngoài thì là giả vờ là một tôi hiền, nhưng bên trong lại là một quyền thần.
  5. Ý nói kẻ ti tiện ra đến chợ, lên gò cao để hóng lợi (theo Mạnh Tử).
  6. Ý nói trong trong triều toàn là người thân thuộc của Trương Phúc Loan.
  7. Câu này chỉ những kẻ vô tích sự như thịt, như thây ma chỉ làm chật đường, chứ không làm được việc gì.
  8. Hai câu này có ý nói khi Đế Thuấn không còn nữa, thì những kẻ tài không bằng ông Cao Dao, ông Tiết Quỳ cũng được làm quan.
  9. Mạnh Tử nói: "Hỏa ích nhiệt, thủy ích thâm", nghĩa là dân đã khổ lại còn làm cho khổ thêm, như lửa đã nóng, lại làm cho nóng thêm, nước đã sâu lại làm cho sâu thêm.
  10. Lúc bấy giờ quân Trịnh và quân Tây Sơn đều lần lượt tiến đánh Phú Xuân. Tuy nhiên, cụm từ "giặc nọ vô danh" chắc là để chỉ quân Tây Sơn.
  11. Đoạn trích chép theo Văn học thế kỷ 18, phần viết về Hoàng Quang, từ tr. 1005 đến 1009. Phần nhiều các chú thích cũng dựa theo sách này.